SẢN XUẤT NHIỀU, Ô NHIỄM ÍT
Môi trường đã được cải thiện rất nhiều từ việc giảm thiểu Sulphur Dioxide (SO2), hóa chất được cho là tác nhân liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm không khí và mưa axít. Đây là kết quả của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến dừa tại Hamona, trái ngược với phương pháp sản xuất truyền thống có sử dụng chất phụ gia tẩy trắng và chống ôxi hóa Sodium Bisulphite (NaHSO3) là hợp chất giải phóng khí SO2. Rõ ràng, công nghệ sinh học của Hamona đã góp phần bảo vệ môi trường khỏi tác động tiêu cực của phát thải khí nhà kính.
BÁO ĐÁP MẸ THIÊN NHIÊN
Hamona dành sự quan tâm đặc biệt tới việc báo đáp Mẹ Thiên nhiên và tập trung hồi sinh những vùng đất đã suy thoái bằng cách phát triển các vùng trồng dừa bền vững.
Cây dừa còn được gọi là “cây sự sống” hay “cây không rác thải” do được sử dụng làm nguồn cung cấp thực phẩm, đồ uống, trang phục và nơi ở cho con người trong hàng ngàn năm qua. “Cây sự sống” tiếp tục lan tỏa tới nhiều miền đất mới và tô điểm cho cảnh sắc ở mỗi nơi dừa có mặt. Cứ 10.000 cây dừa mới trồng sẽ xử lý được khoảng 300 tấn khí thải CO2 mỗi năm. Hamona tài trợ và sát cánh cùng bà con nông dân phát triển diện tích trồng dừa thông qua việc ươm cây giống và trồng mới cây non, đặc biệt ở các vùng đất bạc màu.
Hamona còn theo đuổi một sứ mệnh khác là xây dựng một hệ sinh thái đa dạng mang lại lợi ích cho muôn loài. Dừa được trồng xen kẽ với các cây trồng khác như sen hay lúa nước, góp phần chống xói mòn và tăng độ phù nhiêu của đất.
Hamona là tên viết tắt của “Harmony with Mother Nature” (Hài hòa với Mẹ Thiên nhiên). Tên gọi này khởi nguồn và gắn bó mật thiết với triết lý kinh doanh vì sự phát triển bền vững của cộng đồng sinh thái tự nhiên.